Hồ sơ xin cấp chứng chỉ tu bổ di tích

Thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích của Bộ văn hóa và Sở văn hóa trên toàn Quốc

Đánh giá bài viết

5
(1)
– Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002;

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010;

– Nghị định số 70/2012/NĐ-CP  ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2012;

– Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013.

Thành phần, số lượng hồ sơ chứng chỉ tu bổ di tích

– Thành phần hồ sơ:

(*) Đơn xin cấp Chứng chỉ hành nghề (Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích);

(*) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, hành nghề kỹ sư xây dựng, hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng, kiến trúc liên quan đến hoạt động xin cấp Chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;

(*) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực chứng chỉ hoặc chứng nhận tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức tu bổ di tích;

(*) Bản khai kinh nghiệm chuyên môn về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích liên quan đến hoạt động xin cấp Chứng chỉ hành nghề (Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích). Bản khai phải có xác nhận của tổ chức nơi người đó đã làm việc hoặc đang làm việc; người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận;

(*) 02 (hai) ảnh màu cỡ 3x4cm chụp trong năm đề nghị cấp.

–  Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai xin cấp chứng chỉ tu bổ di tích

Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích (Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích);

  • Bản khai kinh nghiệm chuyên môn về bảo quản, tu bổ, phuc hồi di tích có liên quan đến hoạt động xin cấp chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích (Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính xin cấp chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích

Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích cấp cho cá nhân có đủ điều kiện năng lực tương ứng với hoạt động xin đăng ký hành nghề theo quy định sau:

– Hành nghề lập quy hoạch di tích được cấp cho người đã có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư; đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (sau đây gọi chung là lớp bồi dưỡng kiến thức tu bổ di tích) do viện nghiên cứu, trường đại học có chức năng đào tạo chuyên ngành xây dựng, kiến trúc hoặc liên quan đến hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích tổ chức; đã tham gia tư vấn lập ít nhất 03 (ba) quy hoạch di tích hoặc 05 (năm) dự án tu bổ di tích đã được phê duyệt;

– Hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích được cấp cho người có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng hoặc người có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng, kiến trúc; đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức tu bổ di tích; đã tham gia tư vấn lập quy hoạch di tích, dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích ít nhất 03 (ba) di tích đã được phê duyệt;

– Hành nghề thi công tu bổ di tích được cấp cho người có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng hoặc người có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng; đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức tu bổ di tích; đã tham gia thi công ít nhất 03 (ba) công trình di tích được nghiệm thu và bàn giao;

– Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích được cấp cho người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình; đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức tu bổ di tích; đã giám sát thi công ít nhất 03 (ba) công trình di tích được nghiệm thu và bàn giao.

Chúng tôi nhận kê khai hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích các sở văn hóa trên toàn Quốc (đảm bảo nhanh chóng, đúng hẹn). Tổ chức cá nhân có nhu cầu xin cấp chứng chỉ tu bổ di tích xin vui lòng liên hệ ( 0982 63 77 86) để được tư vấn tốt nhất 24/24 !

VIỆN GIÁO DỤC XÂY DỰNG VIỆT NAM

42/155 Thịnh Liệt-Hoàng Mai-HN

Tel: 0243 686 56 56/ Fax: 0243. 685 55 99/ Hotline: 0982 63 77 86

Email:giaoducxaydung@gmail.com

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 1

No votes so far! Be the first to rate this post.

Bình luận về bài viết này

Các bài viết liên quan

Lớp sắp khai giảng

Xem tiếp

Các khóa học

Xem tiếp

Copyright © 2020 viengiaoducxaydung.vn. Thiết kế bởi Arcana Team.